Shoes in Saigon: Brands review

Gần đây có một số bạn bè hỏi về việc mua giày thì nên (1) mua ở đâu và cho (2) mức giá nào là hợp lý. Sau đây là review của bản thân mình về một số thương hiệu mà các bạn có thể tham khảo khi mua giày tại Sài Gòn.

  PS: 100% brand mình recommend đều là brand của chính các doanh nghiệp Việt làm. Không phải chủ trương bảo hộ mậu dịch nội địa, mà là vì khác với túi xách hay sneaker, giày tây phải làm theo đúng last (form chân) của người dân bản xứ mới thoải mái và tốt cho sức khỏe. Tự nó đã là một điều kiện tiên quyết để bạn ưu tiên chọn giày trong nước hơn giày ngoại. 

Fugashin:

IMG_20161209_085237.jpg

 

Giới thiệu

Nếu có thể giới thiệu một brand giày nào của VN khiến bạn có thể tự tin mua cho bản thân, mua tặng hay mua chưng, mình sẽ recommend Fugashin ngay.

 Điểm mạnh:

  • Rất đa dạng về phong cách, mức giá, kỹ thuật đóng và mẫu mã.
  • Uy tín trong chất lượng giày và dịch vụ hậu mãi. Có thể bắt kịp với chất lượng giày quốc tế, blog The Shoe Snob của J.FitzPatrick cũng đã có bài review về FGS (Link)
  • Service nhiệt tình, từ anh giám đốc đến bạn sales. Đây là điểm người nào quen với hãng đều thừa nhận.

 Điểm trừ:

  • Package có thể làm tốt hơn. VD: Cho màu shoe bag tương ứng màu hộp, hoặc có thêm 01 quyển sổ be bé về cách bảo dưỡng giày cho khách.
  • Chất lượng web hơi kém, nên bạn nào muốn xem giày thì nên trực tiếp đến store, vì nếu chỉ vào web sẽ thấy chán và không tập hợp được nhiều thông tin cần thiết.

Mức giá: 2,200,000 – 15,000,000 (Dòng đế McKay cao su – MTM full option).  Fugashin có bespoke ở mức giá 30,000,000.

Verdict: Có giá trị bình quân tốt nhất trong tất cả các lựa chọn. 

Mangii

Giới thiệu

Brand Mangii cũng là một brand Ma dê in Việt Nam chính hãng. Khác với FGS, Mangii ra đời sau hơn nhiều, nhưng cũng có những nét rất riêng và thú vị.

15538295_356652908033699_4031317116467544064_n.jpg

Một mẫu brogue của Mangii

 

 Điểm mạnh:

  • Last có đầu tư về mặt Orthopedics (giải phẫu xương) và cả về thẩm mỹ cho phù hợp vóc dáng đàn ông Việt (đa số chân có mu thấp và bè ngang, khác với chân của người Âu Mỹ). 
  • Merchandise tốt. Nếu là lần đầu tiên bạn đi mua giày tây, bạn sẽ feel được cảm giác của một gentleman mua giày khi đi vào cửa hàng giày của Mangii.
  • Service rất chuyên nghiệp.

Điểm trừ:

  • Form nhìn sẽ không mang tính đột phá lắm, nếu bạn là type người thích cổ điển thì Mangii ổn cả. Còn nếu thích last dạng đột phá, stylish thì có lẽ có những lựa chọn khác ổn hơn (thời điểm này thì Mangii bắt đầu tung ra một số last mới).
  • Chất lượng da: trung bình. Theo cảm nhận thì đa số da của Mangii là nhập từ Bắc Phi (Ai Cập). Có độ dày trung bình và cũng không quá đanh, bóng được như da của Annonay hay Du Puy – dòng da mà FGS hay cả CNES hay dùng.

Mức giá: 2,700,000 ~ 5,000,000 (Dòng đế McKay cao su – Đế goodyear MTM).

Verdict: Chất lượng, giá chấp nhận được và mạnh về cung cấp trải nghiệm khách hàng. 

CNES

img_20161208_112924

Black Captoe Oxford – Goodyear Welted của CNES

Đây là thương hiệu ruột của nhà máy Huy Hoàng – một trong những xưởng gia công giày Goodyear lớn của Việt Nam. Do là con ruột nên tính ra CNES có rất nhiều điểm mạnh việc tự sản xuất và phân phối, nhưng cũng còn nhiều điều phải cải thiện.

 Điểm mạnh:

  • Giá trị quân bình cho giày là rất ổn. Bản thân mình đã ghé thăm xưởng giày của CNES và ấn tượng về quy mô của họ, sắp xếp tổ chức khá ổn.
  • Có rất nhiều hàng tặng kèm cho khách hàng. Cũng với mức giá mua tại FGS, bạn sẽ được tặng kèm thêm cả thắt lưng, shoe trees, v.v..
  • Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, last và size. CNES hầu như có thể sản xuất bất kì dạng giày nào mà bạn yêu cầu, kể cả về cấu trúc và form (họ có một kho last rất lớn).
IMG_20161208_112513.jpg

Mũi split toe của CNES.

Điểm yếu

  • Last tuy tất nhiên là đẹp hơn hàng đại trà, và có đầu tư về mặt hoàn thiện, nhưng so với FGS hay một số hãng ngoại thì vẫn còn thô kệch đôi chỗ. Nhất là phần mũi và phần đường may.
  • Hệ thống bán lẻ của CNES trong Nam (tại Saigon) khá kém. Do hình thức ký gửi bán nên nhân viên các gian hàng này kiến thức không sâu, thua cả người mua và thường không quá mặn mà trong dịch vụ khách hàng.

Mức giá: 4,000,000 – 9,000,000 (Đế Goodyear rảnh mở, da Annonay – Đế may tay, da cấp cao của Tây Ban Nha tùy loại).

Verdict: Giá trị quân bình chỉ sau FGS, nhưng service tại Sài Gòn rất giới hạn.

Galuti

Nhà làm giày có thiết kế hứa hẹn nhất nhì Sài Gòn. Với các mẫu wholecut, hay derby có lẽ nói là rất tiệm cận các nhà làm giày sành điệu như Berluti hay Gaziano & Girling.

Điểm mạnh

  • Các form giày của Galuti thường rất “sleek” và nhất là mặt đánh màu (patina) có lẽ số 1 Sài Gòn, imo.
  • Chất da nhẹ, mỏng kiểu da của Ý. Có độ đanh ổn và có thể đánh bóng dễ dàng

Điểm trừ:

Có lẽ Galuti cũng có một vấn đề tương tự Fugashin là khâu marketing chưa chuyên nghiệp. Hình ảnh từ hộp giày đến website còn rất thô sơ và chưa làm cho người mua cảm thấy “đã” về cảm nhận.

Mức giá: 3,500,000 – 4,500,000 (Tùy dòng da)

Verdict: Top 3 nên mua tại Sài Gòn. 

Honorary Mention:

Rogers:

Cũng là một brand giày Việt, dù hiện tại chỉ tập trung phương Bắc nên mình chưa review, dù bản thân cũng đang có vài đôi của brand này.

img_20161208_111842

Oxford Half-brogue của Rogers

Veritas & Dominique Saint Paul:

11241804_297564687080911_7118707003558037957_n.jpg

Ảnh quảng cáo của DSP. Nguồn: DSP Facebook.

Review chung vì hai brand này có những điểm khá tương đồng với nhau.

1) Giá cao nhất vách. Do mặt bằng khá tốt và đầu tư kỹ lưỡng vào hình ảnh, branding và dịch vụ hậu mãi (đây là khoản mà tiền của bạn sẽ dùng để mua nhiều nhất).

2) Có những thiết kế riêng, đặc biệt DSP có lẽ là thương hiệu có những thiết kế thuộc hàng fashion forward nhất nước.

img_20161205_164430

Đế giày closed channel của Veritas.

3) Chất lượng có tương xứng không? DSP có lẽ còn gỡ gạc được do đầu tư về mẫu mã, màu sắc patina rất đột phá. Còn Veritas vẫn là dấu ?. Trừ khi bạn đã rành rẽ và biết mua gì, Veritas không phải là lựa chọn tốt ban đầu.

Có một thương hiệu cũng bán giày là Namidori, nhưng thương hiệu này có những vấn đề riêng, sau khi mua sắm tại đó thì mình không recommend mọi người nhiều, trừ khi bạn đã RÀNH về giày và biết rõ mình bỏ tiền ra để mua lại giá trị gì.

Lý do:

+ Namidori tuy offer nhiều giày, mức giá cũng không đắt, nhưng finish thường kém hơn một số lựa chọn tương đương.

+ Thương hiệu này không sản xuất trực tiếp, họ mua đi bán lại khá nhiều.

+ Nhân viên bán hàng tại Sài Gòn có chất lượng training không tốt, nếu so với các nhân viên tại FGS hay Mangii thì rõ ràng là không bằng.

+ Dịch vụ hậu mãi kém (có giúp bảo dưỡng 01 lần, nhưng chất lượng của việc bảo dưỡng này không bằng các hãng khác theo chính trải nghiệm bản thân).

Phía trên là những thương hiệu giày mà bản thân mình đã mua, hay trải nghiệm dịch vụ trực tiếp để review. Tất nhiên, có hàng tá những lựa chọn khác hiện nay và những nhận xét trên cũng chỉ là cảm nhận của chính bản thân mình ở tư cách khách hàng. Những lựa chọn khác hiện nay dễ thấy là (1) giày nhập từ Trung Quốc, chất lượng nhập nhèm dù mẫu mã khá bắt mắt, (2) một số hãng gia công tại Việt Nam, nhưng bản thân chưa mua sắm nên mình chưa có ý kiến. Mong những nhận xét trên là hữu ích cho các bạn, chúc các quý ông shop giày thành công!